[NHÂN VẬT] Nhà khoa học Nhật Yoshinori Ohsumi không “đi theo lối mòn”

Nhà khoa học Nhật Bản Yoshinori Ohsumi

Nhà khoa học Nhật Bản Yoshinori Ohsumi cho biết ông đã cố tình chọn nghiên cứu cơ chế của các tế bào thần kinh tự trị vì nó ít cạnh tranh hơn. Khi còn trẻ, ông mơ ước đoạt giải Nobel, nhưng lớn lại quên béng đi chuyện này

Theo tờ Wall Street Journal, Tiến sĩ Ohsumi cho biết tại một cuộc họp báo ở Tokyo sau khi nhận được thông tin về mình sẽ là chủ nhân của giải Nobel Y học năm 2016 : ” Vì lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu cơ bản khi còn trẻ nên ông không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ nhận được giải Nobel”

Nhà khoa học Nhật Yoshinori Ohsumi

Nhà khoa học Nhật Yoshinori Ohsumi

Chọn người ít ai làm

Nhà khoa học Nhật Yoshinori Ohsumi 71 tuổi giải thích:

  • “Tôi không thích phải cạnh tranh quá nhiều, và tôi cho rằng bản chất của khoa học, điều thực sự khiến nó vô cùng thú vị, là làm những việc mà người khác không làm, thay vì làm những việc mà mọi người khác đều đổ xô vào”

Ông đã đề cập đến lý do tại sao những người trôi trên mặt biển có thể sống vài tuần ,đó là do cơ thể tự tái tạo protein

Nhà khoa học Nhật Yoshinori Ohsumi nói rằng:

“Lĩnh vực nghiên cứu này trước đây không được chú ý cho lắm nhưng giờ đây thì chúng ta thấy tình hình đã khác hẳn”.

“Khi tôi bắt đầu công việc nghiên cứu trong lĩnh vực tực thực cách đây 27 năm thì mới chỉ có 20 bài báo và nay thì đã có chắc hơn 5.000 bài rồi”

“Tôi bắt đầu công việc nghiên cứu của mình ở lĩnh vực mà mọi người đều nghĩ đó là nơi tập trung rác thải, và tôi bắt đầu công việc ở một thời đại mà không mấy người còn quan tâm tới quá trình thoái biến của các protein”

Đây là năm thứ hai liên tiếp các nhà khoa học Nhật Bản đoạt giải Nobel Y học và là lần thứ ba kể từ năm 2012. Từ năm 2000, các nhà khoa học Nhật Bản đã giành được nhiều giải Nobel trong lĩnh vực khoa học

Nhà khoa học Nhật Yoshinori Ohsumi

Nhà khoa học Nhật Yoshinori Ohsumi

Nhà khoa học Nhật Yoshinori Ohsumi từng chia sẻ:

“Giải Nobel từng là giấc mơ của tôi khi tôi còn nhỏ nhưng đến khi trở thành nhà nghiên cứu thì tôi không còn nghĩ về nó nữa”

Nhà khoa học Nhật Yoshinori Ohsumi nói rằng mặc dù những nghiên cứu gần đây của ông đã giúp phát hiện ra mối liên hệ giữa cơ chế tự thực và các bệnh như Alzheimer và ung thư, ông bắt đầu nghiên cứu không với ý định sẽ tìm ra giải pháp cho căn bệnh này.

Tình yêu với khoa học cơ bản

Nhà khoa học Nhật Yoshinori Ohsumi chia sẻ “Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa tầm quan trọng của nghiên cứu cơ bản. Khi tôi bắt đầu nghiên cứu, tôi chưa từng nghĩ rằng việc nghiên cứu này sẽ dẫn tới giải thưởng Nobel. Thành thực mà tôi, điều đó chưa bao giờ là động lực thôi thúc tôi”.

Nhà khoa học Nhật Yoshinori Ohsumi cho biết ông muốn làm một số công việc nghiên cứu hữu ích cho thế giới, nhưng yêu cầu mọi người hiểu từ “hữu ích” theo cách rộng hơn.

“Tôi nghĩ đó là vấn đề bởi khi từ “có ích” được hiểu theo một nghĩa là cái gì đó có thể thương mại hóa trong vài năm tới. Trong khi nó có thể có ích trong 10 năm, 20 năm hoặc thậm chí 100 năm sau”

Nhà khoa học Nhật Yoshinori Ohsumi

Nhà khoa học Nhật Yoshinori Ohsumi

Vì vậy, ông nói rằng điều đáng lo ngại là chính phủ luôn cố gắng cắt giảm hoặc đe dọa cắt giảm các nghiên cứu khoa học cơ bản. “Thật vui khi làm việc mà không biết nó sẽ tới đâu. Trong lĩnh vực nghiên cứu, thật khó để biết nó có kết quả gì. Tôi hy vọng xã hội cần kiên nhẫn để quan tâm đến nghiên cứu cơ bản”, Nhà khoa học Nhật Yoshinori Ohsumi nói.

Trong những năm gần đây, giải Nobel Y học thường bao gồm hai hoặc ba nhà khoa học. Đó là lý do tại sao Tiến sĩ Ohsumi nói một cách khiêm tốn: “Tôi ngạc nhiên rằng tôi là người duy nhất chiến thắng.”

Nhà khoa học Nhật Yoshinori Ohsumi nói thêm rằng ngay cả trước khi công bố giải Nobel Y học, ông dự đoán rằng nếu ông nhận giải thưởng, ông có thể chia sẻ các giải thưởng với Giáo sư Noboru Mizushima và Giáo sư Tamotsu Yoshimori của Đại học Tokyo và Osaka , bởi cả hai đã thực hiện rất nhiều công trình nghiên cứu đáng kể về tự thực.

Ông sinh ra ở Fukuoka, Kyushu. Cha ông dạy trong ngành kỹ nghệ, nên anh lớn lên trong một môi trường học thuật. Ông là con trai út của một gia đình bốn người ,ông thừa nhận được định hướng một phần nhờ cha mình, nhưng ông thích con đường của khoa học tự nhiên hơn là thế giới công nghiệp của cha. Tiến sĩ Ohsumi, đã giải thích con đường sự nghiệp của mình trong Tạp chí Sinh học tế bào năm 2012 – một trong những dịp hiếm hoi mà ông đã phỏng vấn với giới truyền thông.

Nhiều hướng ứng dụng

Ana Maria Cuervo, cũng là một nhà nghiên cứu cơ chế ,đồng thời là giám đốc của Viện nghiên cứu lão hóa tại Đại học Y khoa Albert Einstein ở New York, cho biết rằng giải Nobel là “một quá trình đã gần như bị lãng quên trong nhiều năm qua” Tiến sĩ Cuervo nói rằng nghiên cứu về cơ chế này còn có rất nhiều ứng dụng.

Ví dụ, sự suy giảm cơ chế tự thực là một thực tế đặc biệt đi kèm với tuổi tác. Phòng thí nghiệm của cô đang nghiên cứu phát triển các loại thuốc sẽ giúp kích hoạt quá trình này. “Chúng tôi chỉ muốn sửa chữa và khôi phục lại sự cơ chế này ở cùng cấp độ ở độ tuổi trẻ hơn”, tiến sĩ Cuervo giải thích. Theo Cuervo, tránh quá nhiều đường và chất béo cộng với giấc ngủ đủ và tập thể dục thích hợp,  cũng có thể giúp cải thiện cơ chế tự thực của mọi người.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x