3.8 (75%) 8 votes
Lời nói dối vĩ đại của não – Kelly McGonigal
Lời nói dối vĩ đại của não giới thiệu những khám phá mới nhất về sức mạnh ý chí từ nhiều ngành khoa học khác nhau, như tâm lý học, khoa học thần kinh, kinh tế và y học. Ngoài việc đề cập đến những giới hạn của năng lực tự kiểm soát, cuốn sách cũng đưa ra những lời khuyên thực tế để chúng ta có thể gạt bỏ những thói quen xấu, vượt qua sự lầy lội, tập trung hơn và chống chịu stress tốt hơn.
Tại sao ý chí lại quan trọng? Nghiên cứu cho thấy những người có ý chí mạnh nổi trội hơn mọi khía cạnh trong cuộc sống: họ hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn, có các mối quan hệ thỏa mãn và lâu dài hơn, thành công hơn, kiếm nhiều tiền hơn – thậm chí sống thọ hơn. Tóm lại, nếu bạn muốn đổi đời, tốt nhất bạn nên bắt đầu từ rèn luyện ý chí.
Trong cuốn Lời nói dối vĩ đại của não, bạn sẽ biết tại sao mình không thể ngừng ăn những món yêu thích khi ăn kiêng, và tại sao suy nghĩ mình không định kiến lại khiến bạn hành động thiên vị hơn.
Cuối cùng, bạn sẽ học được cách nâng cao ý chí của mình bằng đặt một hộp kẹo ngay trước mũi bạn – vì lợi ích cho bạn cả thôi.
Ngay trong lời mở đầu cuốn sách Lời nói dối vĩ đại của não, tác giả đã chia sẻ:
Bất cứ khi nào tôi nói rằng tôi đang giảng dạy một khóa học về ý chí, sự hưởng ứng phổ biến luôn là, Lời nói dối vĩ đại của não Hơn bao giờ hết, ngày nay người ta nhận thấy rằng ý chí – khả năng kiểm soát sự tập trung, cảm xúc và ước muốn – ảnh hưởng đến sức khỏe vật chất, an ninh tài chính và sự thành công trong sự nghiệp của họ. Tất cả chúng ta đều biết rõ điều này. Rằng chúng ta tưởng mình có thể kiểm soát được tất cả các khía cạnh trong cuộc sống, từ việc ăn gì, đến làm gì, nói gì và mua gì.
Ấy vậy mà, hầu hết mọi người đều cảm nhận được sự thất bại của ý chí – mới phút trước ta nắm tầm kiểm soát, nhưng chốc lát sau lại bị lấn át và mất kiểm soát. Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, người Mĩ coi sự thiếu ý chí là nguyên nhân số một khiến họ phải đấu tranh vất vả để đạt được mục tiêu. Rất nhiều người cảm thấy có lỗi khi khiến chính mình và người khác thất vọng. Những người khác lại phó mặc cho ý nghĩ, cảm xúc và khao khát của chính mình, bởi cuộc sống của họ được đưa đẩy bởi sự thôi thúc hơn là những lựa chọn có ý thức. Ngay cả người có-khả-năng-kiểm-soát-tốt-nhất cũng cảm thấy kiệt sức khi lúc nào cũng phải kiểm soát mọi thứ và họ tự hỏi, không lẽ nào cuộc sống lại là một cuộc chiến cam go đến vậy.
Sau nhiều năm quan sát mọi người phải vất vả đấu tranh để thay đổi suy nghĩ, cảm xúc, dáng dấp và thói quen, tác giả nhận thấy rất nhiều người đặt niềm tin vào ý chí đã ngầm phá hoại sự thành công của chính bản thân họ và tạo ra những mối căng thẳng không cần thiết. Mặc dù các nghiên cứu khoa học cho thấy tin vào ý chí có thể giúp ích cho họ, nhưng rõ ràng đông đảo công chúng chưa hiểu rõ điều này. Họ tiếp tục trông cậy vào những chiến lược không-hiệu-quả để có được sự tự chủ. Rất nhiều lần tôi thấy rằng các chiến lược mà mọi người áp dụng không chỉ vô hiệu mà còn gây phản tác dụng, dẫn đến sự ngầm hủy hoại và mất kiểm soát.
Đó là lí do khiến tác giả xây dựng khóa học “Khoa học Ý chí” dành cho toàn bộ công chúng thông qua chương trình Khóa học Nâng cao của Trường Đại học Standford. Cuốn sách này là sự kết hợp của những phát hiện khoa học tốt nhất và các bài học thực tế từ khóa học, vận dụng các nghiên cứu mới nhất và vốn hiểu biết thu nhận được từ hàng trăm học viên tham gia khóa học.
Thông tin tác giả:
Kelly McGonigal là tiến sĩ về tâm lý sức khỏe, giảng viên của Đại học Stanford và là chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ thể và trí óc. Công việc của cô là giúp mọi người hạn chế được những căng thẳng và tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống.
Độc giả review sách Lời nói dối vĩ đại của não
Phương KhánhSách rất hay và lý thú cho những nguời muốn hiểu biết thêm về những suy nghĩ và ý chí của con nguời hay nói cách khác là chính bản thân họ. Và đó cũng là điều mà mình muốn khám phá nên đã thử mua cuốn sách này. Xin cảm ơn.
Trần Thị Thu HiềnLời nói dối vĩ đại của não là một cuốn sách rất hay. Nhờ nó tôi đã và đang học được cách tạo ra ý chí cho mình và hơn thế nữa, tôi đã áp dụng và thay đổi cuộc sống của mình. Thiếu ý chí thì làm mọi việc vô cùng khó khăn, tôi luôn bỏ dỡ giữa chừng, hay sao nhãng. Nhưng giờ đã có trong tay một kim chỉ nam rồi. Cuốn sách thật sự rất ý nghĩa đối với tôi. Và tôi nhận thấy để tích lũy kiến thức này, tác giả đã tích lũy kiến thức rất sâu rộng.
Pthanh LeKhi bạn đọc Lời nói dối vĩ đại bạn mới biết được đặt nguyên tắc cho bản thân sẽ thành công là như thế nào.
Như những gì ta được báo chí vinh danh những người thành công ở lĩnh vực nào đó như công nghệ, nghệ thuật, tác giả…. đều chỉ cần có đam mê là đạt được, nhưng với tôi cuốn sách đã chỉ ra một điều mà người ta luôn bỏ quên là nguyên tắc của bản thân, nguyên tắc của công việc mới đem đến cho bạn thành công.
Cuốn sách như một kim chỉ nam cho bạn biết đều gì nên và không nên, điều gì đang cuốn bạn đi và bạn có cưỡng lại được những cuốn hút đó để tập trung vào nguyên tắc đặt ra của bạn để bạn đạt được thành công. Bạn hãy bắt đầu đọc và rèn luyện sẽ thấy hiệu quả.
Trích đoạn sách Lời nói dối vĩ đại của Não
CHƯƠNG 1
TÔI SẼ, TÔI SẼ KHÔNG, TÔI MUỐN: Ý CHÍ LÀ GÌ VÀ TẠI SAO Ý CHÍ QUAN TRỌNG ĐẾN VẬY
Mua Sách | Đọc Sách
Khi bạn nghĩ về điều gì đó cần đến ý chí, điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí bạn là gì? Đối với hầu hết chúng ta, thử thách về ý chí theo kiểu truyền thống chính là việc kháng cự lại cám dỗ, dù cám dỗ đó là một chiếc bánh nướng, một điếu thuốc, một món hàng hạ giá hay mối quan hệ một đêm. Khi ai đó nói: “Tôi không có ý chí,” điều họ thực sự muốn nói là: “Tôi gặp rắc rối khi phải nói không trong khi miệng, dạ dày, con tim, hoặc (hãy điền thêm các bộ phận cơ thể khác vào đây) muốn nói có.” Hãy coi đó là quyền năng “Tôi sẽ không.”
Nhưng nói không chỉ là một phần của ý chí và thứ mà ý chí cần đến. Suy cho cùng, “chỉ cần nói không” là bốn từ được ưa chuộng nhất của những người hay chần chừ và những người suốt ngày xem tivi. Đôi lúc, nói có quan trọng hơn rất nhiều.
Tất cả những việc bạn đợi ngày mai mới làm (hoặc là trì hoãn mãi mãi) ư? ý chí giúp bạn đưa. những việc đó vào danh sách việc-cần-làm-hôm-nay, ngay cả khi sự lo lắng, đãng trí, hoặc chương trình chạy ma-ra-tông thực tế là mối đe dọa, ngăn cản bạn làm những việc đó. Hãy coi đó là quyền năng “Tôi sẽ” khả năng làm việc bạn cần làm, ngay cả khi một phần trong bạn không muốn.
Quyền năng “Tôi sẽ” và ”Tôi sẽ không” là hai mặt của sự tự chủ, nhưng chỉ riêng hai yếu tố này không thể tạo nên ý chí. Để nói không khi bạn phải nói không, và nói có khi bạn phải nói có, bạn cần đến quyền năng thứ ba: khả năng nhớ đến mong muốn thực sự của bản thân. Tôi biết, bạn nghĩ rằng, thứ bạn thực sự muốn là bánh sô-cô-la hạnh nhân, là li martini thứ ba, hoặc một ngày nghỉ ngơi. Nhưng khi bạn đối mặt với cám dỗ hoặc thái độ chần chừ, bạn cần nhớ điều bạn thực sự muốn là mặc vừa vặn chiếc quần jean ống bỏ, được thăngrchức, thoát khỏi tình trạng nợ nần, duy trì hạnh phúc gia đình hoặc tránh xa nhà lao. Nếu không, điều gì sẽ ngăn bạn chạy theo những mong muốn nhất thời đây? Để có sự tự chủ, bạn cần tìm thấy động lực khi cần thiết. Đó là quyền năng “Tôi muốn”.
Ý chí liên quan đến việc vận dụng ba quyền năng “Tôi sẽ”, “Tôi sẽ không” và “Tôi muốn” nhằm giúp bạn đạt mục tiêu đề ra (và trút bỏ âu lo). Như chúng ta sẽ thấy, chúng ta, những con người bằng xương bằng thịt, là những kẻ tiếp nhận may mắn của não bộ – nơi nuôi dưỡng cả ba khả năng này. Trên thực tế, sự phát triển của ba quyền năng có thể xác định rõ con người có ý nghĩa thê’nào. Trước khi bắt tay vào phân tích nguyên nhân khiến chúng ta thất bại khi vận dụng các quyền năng này, hãy bắt đầu bằng việc trên trong sự may mắn của bản thân khi có ba quyền năng đó. Chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về não bộ để xem điều kì diệu nằm ở đâu, và khám phá phương pháp giúp chúng ta rèn luyện não bộ nhằm có thêm ý chí. Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao ý chí lại khó tìm đến thế, và phương thức vận dụng đặc điểm độc nhất vô nhị khác của con người – tự nhận thức – nhằm tránh thất bại ý chí.
TẠI SAO CHÚNG TA CÓ Ý CHÍ?
Mua Sách | Đọc Sách
Bạn hãy hình dung thể này: Cách đây 100.000 năm, bạn là người đứng đầu của một bộ lạc người cố vừa tiến hóa. Hãy dành một giây để tỏ ra phấn khích trước hai ngón tay cái, xương sống thẳng và xương móng hình chữ U. Bạn cũng nên hồ hởi trước khả năng biết sử dụng lửa và kĩ năng lạng thịt trâu và hà mã nhờ các công cụ mài nhọn bằng đá.
Chỉ vài thế hệ trước, trách nhiệm của bạn đơn giản lắm: 1. Kiếm thực phẩm cho bữa tối. 2. Sinh con. 3. Tránh gặp phải Crocodylus anthropophagus (ngôn ngữ La-tinh, nghĩa là “cá sấu ăn thịt người”). Bạn sống trong một bộ lạc liên kết chặt chẽ với nhau, mọi người cùng dựa vào nhau để tồn tại. Lối sống công đồng đòi hỏi sự hợp tác chung và cùng chia sẻ – bạn không thể lấy thứ bạn muốncLấy trộm bánh nhân thịt trâu hoặc ăn nằm với vợ/chồng của người khác, có thể khiến bạn bị đuổi khỏi công đồng, thậm chí có thế bị giết. (Bạn hãy nhớ, những người khác cũng có các công cụ mài nhọn làm bằng đá, còn da bạn mỏng hơn đa hà mã nhiều.) Hơn thế nữa, bạn cũng cần bộ lạc chăm sóc mỗi khi bạn bị ốm hoặc bị thương – lúc đó bạn không thể săn bắn và hái lượm được. Ngay cả trong thời kì đồ đá, quy tắc lấy lòng tin của công đồng và chi phối người khác cũng rất giống ngày nay: Hợp tác khi hàng xóm cần nơi nương thân, chia sẻ đồ ăn tối cho dù bạn vẫn đói, và uốn lưỡi bảy lần trước khi nói “Mặc khố trông cậu béo ú.” Nói cách khác, hãy vui lòng tỏ ra biết kìm chế một chút.
Cuộc sống của bạn không chỉ như vậy thôi đâu. Sự sinh tồn của bộ lạc phụ thuộc vào khả năng của bạn trong việc lựa chọn người chiến đấu bên cạnh (người không thuộc bộ lạc) và bạn đời (không phải người họ hàng gầngũi đâu nhé – bạn cần mở rộng sự đa dạng về gen, có như vậy cả bộ lạc sẽ không bị xóa số khi dịch bệnh quét qua). Và nếu bạn may mắn tìm được một người bạn đời, người đó muốn bạn gắn bó suốt đời với họ, thay vì chỉ qua lại bỡn cợt đôi lần. Đúng vậy, với bạn, con người (gần như hoàn toàn) hiện đại, có vô số cách đâm đầu vào rắc rối với những bản năng cần-thời-gian-thử-thách: ham muốn, sự hiếu chiến và tình dục.
Đó chỉ là khởi đầu của sự cần thiết mà ngày nay chúng ta gọi là ý chí. Từ thời tiền sứ đến nay, sự phức tạp ngày càng gia tăng”củạ xã hội cần đến sự gia tăng tương xứng của sự tự chủ. Việc cần thiết phải liên kết, cộng tác và duy trì các mối quan hệ lâu dài gây áp lực cho bộ não cổ xưa của chúng ta, buộc não bộ phải đưa ra các chiến lược xây dựng sự tự chủ. Con người chúng ta hiện nay chính là sự đáp trả trước những nhu cầu đó. Não bộ của chúng ta bắt kịp nhu cầu, vậy là chúng ta có ý chí: khả năng kiểm soát những cơn bốc đồng giúp chúngta trở thành những con người hoàn thiện.
Tại sao giờ đây ý chí lại quan trọng đến vậy?
Quay trở lại với cuộc sống hiện đại ngày nay (bạn vẫn còn nguyên hai ngón tay cái, đương nhiên là vậy, nhưng có lẽ bạn muốn mặc thêm ít vải nữa cho kín đáo). Thời xưa, ý chí giúp phân biệt con người với động vật, và thời nay, ý chí giúp phân biệt con người với con người. Có thế tất cả chúng ta sinh ra đều có năng lực ý chí, nhưng một số người vận dụng ý chí thường xuyên hơn những người khác. Những người có khả năng kiểm soát sự tập trung, cảm xúc và hành động tốt hơn là những người có ý chí tốt hơn. Họ sống vui vẻ và lành mạnh hơn, các mối quan hệ của họ lâu bền hơn và đem lại kết quả vừa ý hơn. Họ kiếm được nhiều tiền hơn và tiến xa hơn trong sự nghiệp. Họ có khả năng tốt hơn trong việc chế ngư căng thẳng, xử lí mâu thuẫn và vượt qua nghịch cảnh. Thậm chí, họ cũng sống thọ hơn. Nếu so với các đức tính khác, thì ý chí luôn đứng đầu. Sự tự chủ là công cụ dự đoán thành công về học vấn thay vì dự đoán trí thông minh, là yếu tố quyết định mạnh mẽ hơn về khả năng lãnh đạo hiệu quả thay vì khả năng gây dựng lòng tin, và có vai trò quan trọng hơn đối với hạnh phúc hôn nhân thay vì sự cảm thông ( bí quyết của một cuộc hôn nhân bền lâu có lẽ là nên học cách im lặng). Nếu chúng ta muốn cải thiện cuộc sống, ý chí sẽ không phải là một điểm xuất phát tồi đâu. Đế làm được điều này, chúng ta cần hỏi thêm chút thông tin từ não bộ được-trang-bị-chuẩn-mực của mình. Trước hết, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu thứ mà chúng ta đang phối hợp làm việc cùng.
KHOA HỌC THẦN KINH CỦA “TÔI SẼ”, “TÔI SẼ KHÔNG” VÀ “TÔI MUỐN”
Mua Sách | Đọc Sách
Năng lực của chúng ta về sự tự chủ hiện đại là sản phẩm của những áp lực từ thời xa xưa về việc chúng ta phải trở thành hàng xóm tốt, cha mẹ tốt, vợ/chồng __tộft._ Nhưng chính xác thì bộ não của con người bắt kịp mong muốn kia như thế nào? Câu trả lời chính là sự phát triển của vỏ não trước – đó là một búi dây thần kinh nằm sau trán và mắt. Với quá trình tiến hóa, vỏ não trước chủ yếu kiểm soát các hành vi về mặt thể chất: đi, chạy, với, đầy – loại hình tự chủ sơ khai nhất. Cùng với sự tiến hóa của con người, vô não trước ngày càng lớn hơn và gắn kết hơn với các phân khu khác trong não bộ. Vỏ não trước của con người chiếm tỉ lệ lớn hơn so với vỏ não trước của các loài khác đó là lí do khiến bạn không bao giờ thấy chú cún cưng tiết kiệm `thức ăn phòng khi về giả. Khi vỏ não trước phát triển, nó cũng đảm nhận thêm chức năng kiểm soát: kiểm soát mối quan tâm, ý nghĩ và cảm giác của bạn. Điều này giúp vỏ não trước kiểm soát hành động của bạn hiệu quả hơn.
Robert Sapolsky, nhà thần kinh học tại Đại học Standford, đã lập luận rằng, chức năng chính của vỏ não trước ngày nay có xu hướng đưa đẩy não bộ theo hướng làm ”việc khó hơn”. Vỏ não trước sẽ khiến bạn muốn đứng lên và tập luyện, mặc dù năm lì trên giường đem lại cảm giác thoải mái hơn. Vỏ não trước cũng sẽ nhớ đến lí do khiến bạn gọi trà thay vì gọi món tráng miệng. Và vỏ não trước cũng sẽ giúp bạn mở tài liệu và bắt tay làm việc thay vì hoãn việc đến hôm sau.
Vỏ não trước không phải là nơi hợp nhất của chất xám; nó gồm ba phân khu phụ trách nhiệm vụ của Tôi sẽ, Tôi sẽ không và Tôi muôh. Phân khu nằm phía trên, bên trái của vỏ não trước chuyên về quyền năng Tôi sẽ. Phân khu này giúp bạn khởi động và gắn bó với các công việc nhàm chán, khó khăn hoặc căng thẳng, ví dụ: bạn mải miết làm các công việc đơn điệu trong khi bạn nên đi tắm cho sảng khoái. Phân khu đối điện nằm bên phải phụ trách quyền năng Tôi sẽ không, nhằm ngăn cản bạn bám riết lấy mọi thôi thúc. Bạn nên cảm ơn phân khu này vì có lần bạn rất muốn đọc tin nhắn trong lúc lái xe, nhưng nó đã giúp bạn tiếp tục tập trung nhìn đường. Cả hai phân khu này kiểm soát hành động của bạn.
Phân khu thứ ba nằm ngay bên dưới và giữa vỏ não trước, phụ trách theo dõi mục tiêu và mong muốn của bạn. Nó quyết định điều bạn muốn. Các tế bào của phân khu này đốt cháy càng nhanh, bạn sẽ càng có động lực để hanh động hoặc chống lại sự cám dỗ. Phân khu này gợi nhớ đến điều bạn thực sự muốn, ngay cả khi phần còn lại của não bộ đang gào thét: “Ăn món đó! Uống thứ đó! Hút điếu thuốc đó! Mua món đồ đó!”
DƯỚI HÍNH HIẾN VI: CÁI GÌ HHÓ HƠN?
Mua Sách | Đọc Sách
Mọi thách thức về ý chí đều đòi hỏi phải làm điều gì đó khó khăn, dù đó là việc tránh xa cám dỗ hay không lẩn tránh tình huống căng thẳng. Hãy hình dung bạn đang phải đối mặt vớĩmột thách thức ý chí nào đó. Phần khó hơn là gì? Điều gì khiến nó khó đến vậy? Bạn cảm thấy thế nào khi nghĩ đến việc phải làm việc đó?
Trường hợp gây ảo giác khi không có ý chí
Vỏ não trước đóng vai trò quan trong thế nào đối với sự tự chủ? Có một cách để trả lời câu hỏi này, đó là nhìn vào những gì xảy ra khi bạn mất tự chủ. Trường hợp nổi tiếng nhất về sự hư hại của vỏ não trước chính là câu chuyện về Phineas Gage. Và cảnh báo bạn nhé, đây là một câu chuyện hãi hùng đấy. Có lẽ, bạn sẽ muốn đặt món bánh sandwich xuống.
Năm 1848, Phineas Gage 25 tuổi và là đốc công của một nhóm công nhân ngành đường sắt. Các công nhân này coi cậu là đốc công tốt nhất bấy lâu nay. Họ nể trọng và rất mến cậu.
Bạn bè và gia đình cho rằng, cậu ít nói và biết tôn trọng người khác. John Martyn Harlow, bác sĩ của cậu, mô tả cậu là người mạnh mẽ phi thường về cả lí trí lẫn thể chất, “Cậu ta có ý chí sắt đá và da thịt săn chắc như thép.”
Nhưng vào hồi 4h30 chiều thứ Tư ngày 13/9, tất cả đều thay đổi. Gage và toán công nhân đang dùng chất gây nổ phá đoạn đường tại Vermont, để làm đường sắt cho tàu Rutland và Burlington. Nhiệm vụ của Gage là châm ngòi nổ. Cậu đã làm việc này cả nghìn lần và lần nào cũng trơn tru, nhưng lần này lại có sai sót. Ngòi phát nổ quá sớm, và tiếng nổ đinh tai khiến một thanh sắt dài hơn 1m bay thẳng vào đầu Gage. Thanh sắt xuyên vào má trái, đâm thủng vỏ não trước và rơi cách cậu khoảng 30 m.
Có thể bạn đang mường tượng hình ảnh Gage nằm ngã ngửa ra sau và cậu bỏ mạng trong tích tắc. Nhưng cậu không chết. Theo các nhân chứng, thậm chí cậu còn không bị bất tỉnh. Toán công nhân đặt cậu lên xe bò và kéo khoảng một kilômét trở lại quán trọ. Bác sĩ khâu vết thương cho cậu và đắp phần sọ được đưa về từ hiện trường vụ tai nạn vào chỗ cũ, và ông cũng kéo căng da đầu để che kín phần bị thương.
Gage mất hơn hai tháng để phục hồi thể chất (thời gian bị chậm có lẽ do ảnh hưởng phần nhiều bởi sự sốt sắng của Tiến sĩ Harlow trong việc kê loại thuốc bơm thụt khi các nốt sùi cứ mọc lồi ra dai dẳng trên phần não hở của Gage.) Đến ngày 17/11, cậu đú bình phục để trở lại với cuộc sống thường ngày. Chính Gage nói, cậu “cảm thấy khỏe hơn trên mọi phương diện” và cậu không còn đau đớn gì.
Thông tin sách chi tiết:
ISBN | 8936037797229 |
---|---|
Cty Phát hành | Thái Hà |
Nhà xuất bản | NXB Lao Động |
Kích thước | 15.5 x 24 cm |
Tác giả | Kelly McGonigal |
Số trang | 226 |
Loại bìa | Bìa mềm |
Ngày xuất bản | 11-2015 |
Bình luận
bình luận