4 quyển sách kinh điển bạn nên đọc qua một lần trong đời “Điều quý giá nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người.”
Dưới đây Thư Viện Trí Thức xin trân trọng giới thiệu cho các bạn 4 quyển sách kinh điển bạn nên đọc qua một lần trong đời.
1. Tiếng gọi của hoang dã – 4 quyển sách kinh điển

Tiếng gọi của hoang dã là một tiểu thuyết của nhà văn Mỹ Jack London. Câu chuyện kể về một chú chó tên là Buck,đã được thuần hóa, cưng chiều. Nhưng một loạt các sự kiện đã diễn rakhi Buck bị bắt khỏi trang trại để trở thành chó kéo xe ở khu vực Alaska lạnh giá, vào thời điểm mọi người đổ xô đến tìm vàng thế kỷ 19, thiên nhiên nguyên thủy đã đánh thức bản năng của Buck. Buck trở lại cuộc sống hoang dã, trở về rừng và sống chung với lũ sói.
2. Nhà thờ đức bà Paris – 4 quyển sách kinh điển

Bằng cốt truyện khá bi thảm, nặng nề, kết thúc là cái chết khủng khiếp không kém, với bút mô tả, rực rỡ, thú vị, các tình tiết xếp đặt khéo léo, mang kịch tính và hình ảnh tô đậm, phóng đại, lẫn lộn thực hư. Nhà thờ Đức Bà Paris đã phục hồi bầu không khí của một bóng tối thời trung cổ. Đây được coi là kiệt tác của tiểu thuyết lịch sử thời kỳ lãng mạn chủ nghĩa.
3. Những tấm lòng cao cả – 4 quyển sách kinh điển

Những Tấm Lòng Cao Cả là một cuốn tiểu thuyết trẻ em của nhà văn người Ý Edmondo De Amicis. Lấy bối cảnh trong lúc nước Ý đang thống nhất cũng như nói về đề tài yêu nước.
Xuyên suốt tiểu thuyết là những vấn đề xã hội như sự nghèo đói, Những Tấm Lòng Cao Cả được yêu chuộng vì văn phong giản dị và ý nghĩa giáo dục về tình nhân ái. Những Tấm Lòng Cao Cả được viết theo hình thức nhật ký của Enrico Bottini, một cậu học trò 10 tuổi học tiểu học ở Ý. Gia đình cậu thuộc tầng lớp thượng lưu trong khi nhiều bạn cùng lớp lại xuất thân từ tầng lớp lao động. Cốt truyện diễn ra theo thứ tự thời gian xuyên suốt năm lớp 3 của Enrico. Ở đó Enrico đã được tiếp xúc với những cậu bé đủ mọi tính cách …
4. Thép đã tôi thế đấy – 4 quyển sách kinh điển

“Thép Đã Tôi Thế Đấy không phải là một tác phẩm văn học chỉ nhìn đời mà viết. Tác giả sống nó rồi mới viết nó. Nhân vật trung tâm Pa-ven chính là tác giả: Nhi-ca-lai A-xtơ-rốp- xki. Là một chiến sĩ cách mạng tháng Mười, ông đã sống một cách nồng cháy nhất, như nhân vật Pa-ven của ông. Cũng không phải một cuốn tiểu thuyết tự thuật thường vì hứng thú hay lợi ích cá nhân mà viết. A-xtơ-rốp-xki viết Thép Đã Tôi Thế Đấy trên giường bệnh, trong khi bại liệt và mù, bệnh tật tàn phá chín phần mười cơ thể. Chưa bao giờ có một nhà văn sáng tác trong những điều kiện gian khổ như vậy. Trong lòng người viết phải có một nhiệt độ cảm hứng nồng nàn không biết bao nhiêu mà kể. Nguồn cảm hứng ấy là sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ cách mạng bị tàn phế, đau đớn đến cùng cực, không chịu nằm đợi chết, không thể chịu được xa rời chiến đấu, do đó phấn đấu trở thành một nhà văn và viết nên cuốn sách này. Càng yêu cuốn sách, càng kính trọng nhà văn, càng tôn quí phẩm chất của con người cách mạng.