Kỹ năng đi trước đam mê – Kỹ năng sẽ luôn luôn đi trước đam mê
Kỹ năng đi trước đam mê của tác giả Cal Newport đã lột trần một sự thật, một niềm tin từ trước đến nay rằng chúng ta cần theo đuổi đam mê của bản thân mình. Đó là sau một thời gian làm việc thì mọi người đều cảm thấy yêu thích công việc đó rất nhiều. Tác giả đã cho rằng, niềm tin về việc theo đuổi niềm đam mê sẽ khiến cho họ sinh ra một cảm giác vô cùng lo lắng, suy nghĩ nhiều và từ đây hiện tượng nhảy việc liên miên đã phát sinh.
Đừng đi tìm một công việc phù hợp với đam mê có sẵn mình bởi vì đam mê chỉ đến sau khi bạn chăm chỉ làm việc của mình để có thể trở nên xuất sắc hơn trong những việc có ích.
Tác giả Cal Newport trong cuốn sách Kỹ năng đi trước đam mê đã bắt đầu hành trình khám phá thực tế về cảm nhận sau khi làm việc không phải đam mê của mình và sau khi đã đưa ra những dẫn chứng để phủ nhận niềm tin vào đam mê của nhiều bạn trẻ hiện nay. Kết quả đã thu được là tất cả mọi người đều yêu thích công việc của họ đang làm dù ban đầu thì không thích chút nào.
Dành nhiều thời gian tiếp xúc với những người nông dân ở trên trang trại, các nhà đầu tư vô cùng mạo hiểm hay những người viết kịch bản, những lập trình viên máy tính hành nghề một cách tự do và những người cho biết mình đã tìm thấy một cảm giác rất mãn nguyện từ công việc của họ, tác giả Cal Newport đã phát hiện ra những chiến lược mà họ đã áp dụng, những cạm bẫy mà họ đã né tránh trong suốt quá trình phát triển sự nghiệp vô cùng hấp dẫn của mình.
Kỹ năng đi trước đam mê – Kỹ năng sẽ luôn luôn đi trước đam mê
Theo tác giả thì việc đi tìm một nghề nghiệp để phù hợp với một đam mê của mình đã tồn tại sẵn từ trước đó là không hề quan trọng. Đam mê chỉ đến sau khi bạn thực sự chăm chỉ làm việc để trở nên xuất sắc hơn trong những việc có ích chứ không phải là đam mê không đến trước. Hay nói cách khác hơn là cách bạn làm việc quan trọng hơn rất nhiều so với công việc mà bạn đã làm.
Trong cuốn sách Kỹ năng đi trước đam mê, tác giả Cal Newport đã đưa ra các dẫn chứng rất thực tế và rất quen thuộc khiến cho các bạn đọc dễ dàng hiểu hơn. Đó là việc lấy các nhân vật rất nổi tiếng như Steve Jobs đến những người hết sức đời thường: nhà khảo cổ học kiếm được bộn tiền lớn từ một chương trình nghe tưởng chừng như rất “vô vị”, nhà viết kịch bản vô danh đã trở thành một người sản xuất với các chương trình hàng đầu tại Hollywood hay một sinh viên vừa mới ra trường và con đường để trở thành chủ của một nông trại lớn nhất ở tiểu bang…
Qua các câu chuyện thực tế đó, tác giả trong cuốn sách Kỹ năng đi trước đam mê đã minh chứng ra được một điều rằng: “Tư duy của một thợ lành nghề mới là thứ có thể giúp cho chúng ta hái được ra tiền chứ không phải là một đam mê đơn thuần”.
Có thể khẳng định rằng, nội dung trong cuốn sách Kỹ năng đi trước đam mê này đã đi ngược lại so với hầu hết các cuốn sách khác cùng chủ đề. Thay vì cách suy nghĩ tìm việc là đúng thì tác giả lại cho rằng nên làm đúng việc hơn. Đó là một tư duy của thợ lành nghề, hãy làm hết sức khả năng của mình bạn sẽ trở nên hạnh phúc hơn với công việc của bản thân mình.
Nếu như bạn đang cảm thấy bế tắc trong công việc thì cần phải nỗ lực học hỏi nhiều hơn nữa chứ không phải là suy nghĩ tiêu cực rồi bỏ việc. Chúng ta cần phải làm việc hết sức của mình để có thể trở thành một người giỏi nhất trong công việc đó. Khi đó, bạn sẽ tìm thấy được một niềm đam mê trong công việc của mình và hạnh phúc của cuộc sống này.
Cuốn sách Kỹ năng đi trước đam mê sẽ như một cú đả phá vô cùng mạnh vào cách suy nghĩ của nhiều người là “đi theo tiếng gọi của niềm đam mê”. Cuốn sách khiến cho các bạn độc giả ngộ ra được rằng không phải cứ đi theo đam mê một cách đơn thuần là bạn sẽ trở nên thành công.